phương pháp học tiếng anh người lớn – 5 điều cần lưu ý

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao mình học tiếng Anh người lớn nhiều năm mà vẫn không tiến bộ? có vấn đề gì trong phương pháp học tiếng Anh của bạn chăng? Bạn hãy xét xem liệu phương pháp học tiếng Anh của bạn có gặp phải những trở ngại dưới đây không nhé.
Ai cũng biết để học tiếng Anh hiệu quả cần có một phương pháp học tiếng Anh khoa học. Thế nhưng liệu bạn có biết những gì gây trở ngại đến phương pháp học tiếng Anh của mình không? Để xây dựng cho mình một phương pháp học tiếng Anh người lớn hiệu quả, bạn cần phải biết những trở ngại đó là gì và khắc phục những trở ngại đó. Thông thường những người học tiếng Anh thường gặp phải một số trở ngại sau đây.

1. Tư tưởng “cả thèm chóng chán”

“Cả thèm chóng chán” là hiện tượng thường gặp ở nhiều người học tiếng Anh, nhất là những bạn học tiếng Anh lâu năm mà không có kết quả.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến “cả thèm chóng chán” nhưng chung quy lại là do các bạn không có sự yêu thích với môn học và ảo tưởng vào một kết quả tốt mà người khác mang lại cho mình.
Việc chỉ học trên lớp và làm bài tập là chưa đủ, bạn cần phải tự học thêm và luyện tập rất nhiều tại nhà, phải “ văn ôn võ luyện”. Nếu bạn không kiên nhẫn, không chú tâm vào môn học, không cố gắng thì bạn sẽ không thể đạt được một kết quả tốt nếu chỉ dựa ỷ lại vào việc học trên lớp.
phuong phap hoc tieng anh 1
Tiếng Anh là một môn học không dễ để học, vì vậy bạn sẽ rất dễ nản chí nếu không có sự quyết tâm. Vì vậy bạn nên xem xét lại động cơ học tập của mình và tạo hứng thú cho môn học bằng cách thay đổi phương pháp học tập thụ động, tự học ở nhà bằng các hình thức mới mẻ như học online, học tiếng Anh qua bài hát, đoạn phim, các câu chuyện…
Bạn cần học tiếng Anh một cách tích cực hơn, những vấn đề khúc mắc không thể tự mình giải đáp được thì bạn nên chủ động hỏi thầy cô, bạn bè và luyện tập thật nhiều thì tự khắc bạn sẽ thấy học tiếng Anh quả là một điều thú vị.

2. Tư tưởng “sợ sai”

Đây là một trong những lý do khiến bạn không dám giao tiếp, không dám thể hiện mình, đặc biệt là ở những người cầu toàn, họ luôn sợ mình sai và bị người khác chê cười. Tư tưởng ấy ăn sâu vào tiềm thức những người học tiếng Anh, nhất là những người học tiếng Anh lâu năm mà vẫn dậm chân tại chỗ.
Chính vì “sợ sai” mà bạn không dám nói tiếng Anh, không dám hỏi những vấn đề còn khúc mắc, không dám thể hiện bản thân. Nhưng bạn đâu biết rằng ciws ôm khư khư cái tư tưởng ấy thì chẳng khác nào “giấu dốt”, chẳng thể tiến bộ được.
phuong phap hoc tieng anh 02
Vì vậy, hãy dẹp ngay cái tư tưởng ấy nếu bạn muốn học tốt tiếng Anh. Hãy tự tin thể hiện mình, dù có sai, có bị chê cười thì cũng có sao đâu, đổi lại mình có thể sửa để lần sau không mắc lỗi ấy nữa. Ai chẳng có lúc mắc lỗi, chẳng nói đâu xa, ngay cả khi nói tiếng Việt, cũng có nhiều bạn nói ngọng, nói lắp, nói giọng địa phương rất khó nghe, nhưng rồi họ vẫn tự tin giao tiếp đấy thôi.

3. Mặc cảm về trình độ

Một thực tế thường gặp ở nhiều người học tiếng Anh là họ rất hay mặc cảm về trình độ tiếng Anh của mình. Bạn đã từng có tư tưởng sợ học cùng những người giỏi hơn mình chưa?
Ngay từ khi chọn lớp học thêm tiếng Anh, ngoài những câu hỏi bạn đặt ra là thầy dạy có tốt hay không, phương pháp dạy và học, giáo trình có hay không… thì có một câu hỏi bạn đặt ra là lớp có nhiều người học giỏi không, liệu trình độ của mình có theo kịp mọi người được không?
phuong phap hoc tieng anh 03 Xét cho cùng thì tư tưởng ấy cũng có khía cạnh đúng. Nếu học với những người ở cùng mức như bạn thì bạn sẽ yên tâm hơn vì không bị tụt lại so với mọi người. Nhưng cũng chính tư tưởng ấy làm bạn thiếu đi tính thi đua và động lực phấn đấu và đôi khi làm mất đi cơ hội của bạn.
Trong một lớp học bao giờ cũng có người học khá và người học kém hơn một chút, nhưng học với những người học tốt cũng có cái lợi là bạn có thể học hỏi những người bạn ấy để ngày càng tiến bộ. Vì vậy đừng ngại đi học vì những lí do “ ngược đời” như vậy.

4. Mặc cảm về cách phát âm và ngữ điệu

Mặc cảm về cách phát âm và ngữ điệu chính là trở ngại lớn nhất khiến bạn không thể học tốt tiếng Anh, không thể nói tiếng Anh một cách tự nhiên. Tuy nhiên bạn nên nghĩ theo hướng tích cực hơn, bởi vì để nói tiếng Anh thật chuẩn và đúng ngữ điệu cần phải trải qua một quá trình luyện tập lâu dài, không phải ai cũng làm được điều đó, ngay cả những người bản xứ.
Thay vì mặc cảm, tự ti, bạn nên vạch ra cho mình một kế hoạch luyện tập để sửa sửa cách phát âm và ngữ điệu bằng cách nghe và luyện phát âm thật nhiều lần theo người bản địa. Bạn có thể thu và nghe lại phát âm của mình để so sánh với cách phát âm của đoạn băng gốc và tìm ra lỗi sai của mình.

5. Tư tưởng nóng vội

Những người học ngoại ngữ nhiều năm mà chưa tiến bộ thì cảm thấy rất sốt ruột. Họ thường tự đặt ra cho mình phải đạt một mức khá cao nhưng lại muốn “đốt cháy giai đoạn”. Đơn giản, để học tốt ngoại ngữ cần một quá trình lâu dài, không thể một sớm một chiều mà giỏi lên được.
Bạn thường tin vào những lời cam đoan, những lời quảng cáo mỹ miều của các trung tâm học tiếng Anh hiện nay như giao tiếp thành thạo chỉ trong vòng 3 tháng, 6 tháng…Điều đó là hoàn toàn có thể, nhưng không phải ai cũng làm được. Bạn cần nỗ lực rất nhiều, quyết tâm cao độ và một phương pháp học tiếng Anh thật khoa học thì mới có thể đạt được.
Hãy đi từ những cái cơ bản nhất để xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc, kết hợp với một phương pháp học tiếng Anh khoa học cùng sự quyết tâm, tư tưởng sắt đá không ngại khó của bản thân thì chắc chắn bạn sẽ sớm thu được kết quả tốt.
Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Cơ hội du học nước ngoài với những người luyện thi ielts

Để đủ tiêu chuẩn đi du học nước ngoài bạn cần phải có một chứng chỉ về ielts , nó là một điều kiện cơ bản của những quốc gia sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng anh .

 

Nếu như văn bằng toeic là chứng nhận giúp bạn có cơ hội xin việc làm thì ielts là một chứng chỉ cao cấp hơn , nó đánh giá trình độ anh văn bạn ở mức cao hơn , sâu hơn về khả năng ngoại ngữ của bạn .Nó là chứng nhận bạn có khả năng anh ngữ trong anh văn chuyên sâu thiên về học thuật ,ngoại giao kinh tế ….. IELTS là cánh cửa mở rộng để các bạn có được những học bổng nước ngoài, cơ hội du học ở những trường có chất lượng cao trên thế giới.

 

Điểm IELTS cao được xem là cơ hội “vàng” dành cho các bạn trẻ có dự định du học tại những đất nước tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Hiện nay, chứng chỉ IELTS cũng không còn xa lạ đối với hầu hết các bạn trẻ Việt Nam. IELTS được công nhận rộng rãi khắp nơi trên thế giới như: Anh, Australia, Mỹ, New Zealand, Canada, Singapore. Đặc biệt, hơn 3.000 trường cao đẳng và đại học tại Mỹ dùng IELTS để làm chuẩn đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của học sinh, sinh viên quốc tế. Ngoài ra, còn có rất nhiều tổ chức và các hiệp hội chuyên môn quốc tế công nhận chứng chỉ IELTS cho mục đích du học, định cư hay xin việc làm.

 

Do tính chất học thuật quốc tế và việc lấy chứng chỉ nó cũng không đơn giản nên ngoài việc tự học ielts bạn nên luyện thi ielts tại những địa điểm thi ielts uy tín . Việc luyện thi ielts không phải là quyết định việc thi ielta nhưng nó sẽ giúp bạn có được những quy trình học một cách hợp lý , giúp bạn định hướng trong việc học .

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Lời khuyên luyện TOEFL iBT hiệu quả

Với kinh nghiệm luyện thi TOEFL lâu năm và có nhiều học trò đạt kết quả xuất sắc trong các bài thi TOEFL PBT và TOEFL iBT, Ts. Ben Williams, giám đốc đào tạo của Smartcom cùng các chuyên gia cao cấp  chia sẻ với các bạn kinh nghiệm học  và lựa chọn địa điểm thiTOEFL iBT hiệu quả như sau:

 Bạn cần xác định rõ mức điểm mà mình cần đạt được bằng con số cụ thể:

Hãy nhớ rằng đừng bao giờ có tâm lý thi được điểm càng cao càng tốt, mà hãy đặt ra con số cụ thể để có chiến lược cụ thể nhằm đạt mục tiêu đó. Mục tiêu đạt điểm càng cao càng tốt sẽ làm bạn trở nên mơ hồ khi luyện thi và điểm thi thực tế của bạn sẽ thấp hơn mong đợi nhiều. Mỗi một điểm TOEFL iBT mục tiêu cụ thể sẽ có một chiến lược học tập cụ thể tương ứng để đạt được nó một cách chắc chắn nhất. Và bạn nhất thiết phải xác định cho được điểm TOEFL iBT tối thiểu bạn cần là bao nhiêu điểm, và có yêu cầu điểm số tối thiểu của từng kỹ năng nhất định nào hay không. Đây là thông tin mà bạn có thể tham khảo để xác định mức điểm mà bạn cần: Nếu bạn muốn đạt điểm đầu vào để học phổ thông và đại học ở các trường đại học quốc tế, bạn cần tối thiểu 62 điểm TOEFL iBT, và để học ở trình độ sau đại học thì bạn cần tối thiểu 79 điểm TOEFL iBT. Đây là điểm số tối thiểu để bạn có thể được chấp nhận nhập học ở các trường đại học có uy tín. Những trường đại học xếp hạng càng cao thì điểm TOEFL iBT tối thiểu được yêu cầu càng cao, và bạn cần tìm hiểu chính xác số điểm yêu cầu của trường đó trên website chính thức của trường. Ví dụ Harvard yêu cầu điểm TOEFL iBT tối thiểu để học trình độ đại học là 100 điểm.

 

 TOEFL iBT là bài thi học thuật, nên bạn cần có sự chính xác cao: Bài thi học thuật vốn khắt khe trong cách đánh giá, những lỗi chính tả, lỗi câu và lỗi ngữ pháp sẽ bị trừ điểm rất nặng. Chính vì thế trong quá trình học luyện thi bạn cần rèn luyện tính chính xác trong viết từ vựng và hãy luôn học viết tiếng Anh giọng Mỹ và nói theo tiếng Anh giọng Mỹ thì bạn sẽ được điểm cao hơn trong bài thi TOEFL iBT. Học viên luyện thi TOEFL hay mắc sai lầm là ngại tra từ và tập viết từ mới vì số lượng từ vựng mới quá nhiều sau mỗi bài học. Bạn hãy nhớ rằng thói quen đoán nghĩa của từ mà không chịu tra từ cụ thể sẽ rất hại cho cả quá trình học và việc làm bài thi thực, vì nó sẽ khiến bạn nhầm lẫn thông tin rất nhiều. Hãy luôn chịu khó tra từ và nghe phát âm từ đó thật kỹ lưỡng và tập nói, viết lại từ vựng đó một cách chính nhiều lần. Việc làm đó tuy làm bạn khó chịu thời gian đầu, nhưng sẽ giúp bạn “chạy rất nhanh” trong giai đoạn học sau bạn ạ. Nhất là khi làm bài thi bạn sẽ thấy tác dụng của việc học chính xác và nghiêm túc phát huy hiệu quả như thế nào. Bạn sẽ không còn băn khoăn, lo lắng về sự chính xác của ngữ nghĩa và chính tả của mình nữa, bạn cũng sẽ không còn lo lắng về ngữ pháp… và trên tất cả là chuyên gia khảo thí sẽ rất hài lòng và thưởng cho bạn điểm số xứng đáng.

 Hãy đọc và nghe tài liệu tiếng Anh học thuật hàng ngày để biến nó thành thói quen: Việc đọc và nghe hàng ngày một ngoại ngữ chẳng bao giờ là việc dễ chịu cả, nhưng bạn sẽ quen với nó sau 30 ngày tập luyện đều đặn. Bạn hãy nhớ rằng thói quen sử dụng tài liệu hàng ngày sẽ làm vốn từ của bạn trở nên sống và nhớ lâu, tăng phản xạ nhanh hơn trong bài thi thực. Học ngôn ngữ thực chất chỉ là việc lặp đi lặp lại ngôn ngữ đó, và đọc, nghe tài liệu tiếng Anh học thuật hàng ngày sẽ giúp bạn lặp lại nhiều lần tiếng Anh học thuật, và bạn sẽ làm chủ tiếng Anh một cách tự nhiên và bền vững hơn nhiều so với học dồn và sau đó lại nghỉ nhiều ngày rồi lại học dồn. Hãy nhớ chia tài liệu ra thành từng mẩu nhỏ từ 100 tới 200 từ vựng, tương đương từ ¼ đến ½ trang giấy để học mỗi ngày mà thôi, không nên học quá dài. Sự khôn ngoan nằm ở khả năng làm chủ thông tin trong tài liệu chứ không phải ép mình đọc quá nhiều để rồi chẳng nắm chắc bất cứ nội dung nào cả.

 TOEFL iBT là bài thi trực tuyến thông qua máy tính, nên bạn cần thực sự quen với nó để tránh mất điểm vì lỗi máy tính: Trong quá trình học bạn nên sử dụng máy tính thật nhiều để đánh máy tiếng Anh nhằm nâng cao tốc độ đánh máy bằng tiếng Anh của bạn. Hãy nhớ rằng việc bạn viết tay tiếng Anh nhanh và đánh máy tính bằng tiếng Việt nhanh hoàn toàn không đồng nghĩa với việc bạn sẽ đánh máy nhanh và chính xác, bạn cần rèn luyện nghiêm túc việc đánh máy tiếng Anh. Tốt nhất là ngày nào cũng luyện viết tiếng Anh bằng máy tính để bạn có thói quen xử lý văn bản tiếng Anh và quen với việc bố trí chữ trên bàn phím cùng với thói quen của bàn tay khi đánh máy tiếng Anh. Ngoài ra mỗi khi bạn làm xong phần thi của bài thi TOEFL và ấn nút kết thúc tức là bạn sẽ không thể quay trở lại để chữa bài. Hơn nữa cách bố trí nội dung bài thi TOEFL iBT, cách tính thời gian… trên máy tính có nhiều điểm rất riêng mà bạn thực sự cần làm quen với nó. Tốt nhất là trước khi thi chính thức khoảng 1 tháng, bạn cần làm từ 5 đến 10 bài thi thử TOEFL iBT giống như thi thật để quen với bài thi, quen với bàn phím máy tính, quen với cách chuyển trang, chuyển phần thi và cách tính giờ… Có như vậy bạn mới loại trừ được hầu hết các rủi ro không đáng có với máy tính khi làm bài thi thực.

 Học thuộc những câu mẫu trong bài viết và bài nói là một sự khôn ngoan: Sẽ rất có lợi cho bạn nếu bạn học thuộc được các câu mẫu chuẩn để viết các bài viết và nói trong các bài nói. Vì bài thi TOEFL iBT có hình thức và câu hỏi cố định, điều đó có nghĩa là sẽ có những mẫu câu trả lời cố định. Học thuộc được nhiều mẫu câu trả lời tương ứng với từng phần thi giúp bạn luôn chắc chắn ghi điểm mà không sợ rủi ro dùng sai từ ngữ và cách diễn đạt. Hơn thế nữa bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho việc suy nghĩ và phát triển ý mới tinh vi và chi tiết, vì những câu chung nhất thì bạn đã có vốn sẵn trong đầu rồi. Chính vì thế trong quá trình luyện thi bạn nên tự tổng hợp cho mình những mẫu câu trả lời hay và hiệu quả cho từng dạng câu hỏi của từng dạng bài thi ra một cuốn sổ riêng của bạn. Vốn đó sẽ rất quý và có khả năng sinh điểm số rất cao đấy.

 Khi chọn lớp luyện thi tốt nhất là loại lớp có sự kết hợp giảng dạy của giáo viên Việt Nam và nước ngoài: Sai lầm thường gặp ở những người đi học luyện thi tiếng Anh là hay tìm tới những lớp do người nước ngoài dạy vì họ kỳ vọng giáo viên quốc tế sẽ có phương pháp tốt hơn, chuyên nghiệp hơn và luyện trúng hơn. Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Bạn hãy nhớ rằng không phải người nói tiếng Anh bản ngữ nào có trình độ đều có thể giảng dạy TOEFL. TOEFL iBT là một môn rất khó để giảng dạy vì các kỹ năng ngôn ngữ trong bài thi luôn gắn chặt với nhau: ví dụ bài thi viết luôn có yêu cầu đọc một bài đọc và nghe một bài giảng với nội dung học thuật. Vì vậy, giảng viên quốc tế đủ kiến thức và kỹ năng để luyện thi TOEFL iBT ở Hà Nội là rất hiếm. Để giảng dạy luyện thi TOEFL iBT hiệu quả, giáo viên quốc tế cần được huấn luyện đặc biệt và có sự am hiểu sâu sắc bài thi TOEFL iBT thì mới có thể giảng dạy hiệu quả. Ngược lại, các giảng viên Việt Nam có trình độ cao thì thường đã thi TOEFL rồi nên họ rất am hiểu đề thi và cách làm bài đạt điểm cao. Hơn nữa, người Việt Nam hiểu thế mạnh và thói quen học tập của người Việt Nam nên cách giảng và lời giảng sẽ đúng và trúng vấn đề hơn so với giáo viên quốc tế. Đó là chưa kể các mẹo làm bài để có điểm cao của giáo viên Việt Nam luôn phong phú và hiệu quả hơn giáo viên nước ngoài nhiều. Tuy nhiên, giáo viên Việt Nam khó có được sự chính xác về ngôn ngữ khi hướng dẫn và chữa các bài nói và viết như giáo viên nước ngoài nên người học có thể bê nguyên lỗi của giáo viên vào bài thi mà không biết nên sẽ bị mất điểm. Chính vì thế, người luyện thi TOEFL thông minh sẽ lựa chọn các khóa học địa điểm thi toelf có sự phối hợp giữa giáo viên Việt Nam và giáo viên nước ngoài giàu kinh nghiệm thì sẽ có hiệu quả học tập cao hơn nhiều.

 

 
Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Kinh nghiệm tự luyện thi toeic 935 điểm

Mình viết bài viết này mong được chia sẻ với các bạn kinh nghiệm tự luyện thi toeic và đạt điểm số 935 TOEIC!

Mình thi ngày 6/4/2013 vừa qua tại IIG Việt Nam (đường Giang Văn Minh) và đạt điểm khá tốt: 

495 listening và 440 reading  Kết quả cũng cao hơn dự kiến của mình 

 

Về kinh nghiệm học: mình chọn phương pháp là tự học do mình thấy sinh viên HVNH (đặc biệt là năm 1,2) có rất nhiều thời gian học ở nhà, đồng thời kiến thức các môn Tiếng Anh trên lớp tuy không nhiều nhưng cũng bổ trợ cho các bạn vốn từ vựng chuyên ngành cơ bản). Mình tự học chuẩn bị  luyện thi Toeic trong vòng gần 3 tháng, sau khi đã hoàn thành môn Tiếng Anh 4 trên lớp 

 

-Tài liệu học: Mình dùng trọn bộ 4 quyển: Starter Toeic-Developing skills for Toeic test-Toeic Analyst-Target Toeic và cuốn 600 từ vựng cho bài thi Toeic, Grammar in use và ôn 3000 từ vựng thông dụng. Học bất kỳ quyển nào mình cũng học rất kỹ (tra đầy đủ từ mời chưa biết, làm hết các practice test, nghe cd nhiều lần..). Mình thực hiện đúng phương châm “không quan trọng là học bao nhiêu sách mà quan trọng là học được bao nhiêu từ 1 cuốn sách” ! 

Sau khi học toàn bộ các tài liệu trên, mình thấy đã đủ kỹ năng và kiến thức cho bài thi Toeic (làm quen với dạng test của bài thi thật trong bộ 4 quyển trên, tập điền answer sheet, kỹ năng nghe và đọc cải thiện lên rất nhiều). 

 

-Cách tự học: khả năng tự học mỗi người là khá nhau, còn mình nhận thấy sinh viên HVNH sau khi học các môn Tiếng Anh trên lớp thì trình độ ngữ pháp và đọc là khá tốt, và chỉ cần rèn luyện thêm khả năng nghe là có thể đạt điểm cao trong bài thi TOEIC 

 

+Mình dành mỗi ngày 2 tiếng để học các sách ở trên, kết hợp học cả kỹ năng nghe và đọc. Đồng thời, trong sinh hoạt hằng ngày, mình thường xuyên tiếp cận với Tiếng Anh tự nhiên bằng nhiều cách như nghe MP3 (cd của sách, nhạc nước ngoài) trong thời gian phù hợp (nhiều khi mình còn nghe MP3 trên đường đến trường, lúc chạy tập thể dục… . bất kỳ lúc nào có thời gian mình đều tận dụng)

 

+Thời gian 1 tháng đầu, mình học toàn bộ quyển 6oo từ vựng, quyển này có bt nghe và đọc vận dụng từ mới rất hay, cả bài test không quá dài (làm 1 test mất khoảng 45 phút), mỗi ngày mình làm 2 test. Sau một thời gian thì khả năng đọc và nghe cải thiện rất nhiều, và từ vựng trong quyển này cũng rất hữu ích cho sinh viên HVNH áp dụng sau này vì có rất nhiều về chủ đề Finance, Banking, Accounting…

 

+Sau đó, khoảng thời gian gần 2 tháng là mình luyện 4 quyển. Lúc này, mình tăng thời gian học là 3h/ngày và thực sự tập trung. Bốn quyển xếp theo cấp độ từ dễ đến khó và giúp người tự học rất dễ dàng để nâng cao trình độ. Làm test trong các quyển này khá giống bài thi (về format và nội dung), độ khó thì cũng tương đương bài thi thật – nhất là quyển Target Toeic (theo kinh nghiệm thi của mình ). Tỷ lệ làm đúng trong bài test của mình tăng dần sau khi luyện 4 quyển này và mình vẫn áp dụng được từ vựng và kiến thức đã học trong quyển 600 từ vựng để làm test .

 

+Từ khi bắt đầu học quyển 600 từ vựng, mình đã tham khảo 3000 từ vựng thông dụng của từ điển oxford. Khi học hết 3000 từ này thì bạn có thể hiểu 70% mọi văn cảnh trong Tiếng Anh! Hiểu được sự quan trọng đó, mình in list các từ (khoàng 70 trang) và học mỗi ngày. Mình học mỗi ngày 2 trang theo cách: xem nhanh qua các từ đã biết và học cách phát âm, đánh dấu những từ mới chưa biết và học phát âm từ từ điển Oxford điện tử và cách sử dụng từ. Cứ đều đặn, 1 tuần mình lại ôn lại các từ đã học được trong tuần. Sau một thời gian, hiệu quả bất ngờ, mình nghe toeic rõ hơn rất nhiều, hiểu gần như trên 70% và tốc độ đọc hiểu tăng đáng kể!

 

+Về ngữ pháp: mình nghĩ phần này thì sinh viên HNVH mình học khá tốt ở các môn Tiếng Anh 1,2,3… và có thể hoàn thành tốt  Ngoài ra, trước khi thi các bạn nên đọc 1 số ngữ pháp đặc biệt khi thi Toeic ở quyển Developing skills for the Toeic test nhé!

 

Do điều kiện tài chính và tầm kiến thức nên mình chọn thi TOEIC trước khi thi IELTS (chi phí thi Toeic là hơn 700k, còn IELTS là gần 300 triệu, IELTS thi cả 4 kỹ năng và cần nhiều sự ôn luyện kỹ càng hơn). Nhưng mình thấy qua bài thi, khả năng tiếng anh của mình đã cải thiện hở rất nhiều, tạo cơ sở cho ôn luyện IELTS sắp tới! Ở trên là những chia sẻ của mình về tự học TOEIC. Mình nghĩ rằng TOEIC không quá khó và sinh viên HVNH hoàn toàn có thể đạt điểm cao trong kỳ thi này với nền tảng kiến thức trên trường!

 

Mình rất hy vọng các bạn sẽ tìm được phương pháp học Tiếng Anh tốt và thành công trong tương lai, khẳng định được khả năng của sinh viên HVNH! 

Bạn nào cần tài liệu học và muốn hỏi thêm về kinh nghiệm thi thì liên lạc qua diễn đàn nhé! Mình luôn sẵn sàng chia sẻ, mình là Dũng, sinh viên năm 3 HVNH.

Thanks! Chúc các bạn thành công!

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

hương Pháp Học Từ Vựng và luyện thi toeic hiệu quả

Để đạt được hiệu quả tong việc luyện thi TOEIC thì ngoài việc học chắc Ngữ pháp, người học TOEIC cần củng cố vốn Từ vựng của mình. Việc học ngữ pháp có thuận lợi hơn việc học từ vựng bởi chúng ta có quá trình tích lũy ngữ pháp trong thời gian học phổ thông. Thêm vào đó, khi tham gia các khóa luyện thi TOEIC của các giáo viên/trung tâm thì chúng ta cũng được tiếp tục củng cố về Ngữ pháp.

 

Trái lại, Từ vựng ít được quan tâm trong việc ôn luyện thi TOEIC. Thông thường các giáo viên thường coi việc học từ vựng là việc cá nhân của học sinh, một số giáo viên có giao cho học sinh học từ vựng TOEIC nhưng không hướng dẫn các bạn một phương pháp học Từ vựng TOEIC một cách hiệu quả. Điều này khiến cho việc học từ vựng TOEIC mất rất nhiều thời gian nhưng hiệu quả không cao.

 

Cụ thể là, sau khi dồn nhiều công sức cho việc học từ vựng, bạn có bao giờ gặp phải 1 trong các tình huống sau:

  • Lâu nhớ từ
  • Chóng quên từ
  • Không hồi tưởng được từ khi cần

 

 

Nếu gặp phải những tình huống trên, các bạn làm gì để giải quyết khó khăn đó? Phương pháp học từ vựng của bạn là gì?

Mình lập Topic này để chúng ta cùng chia sẻ phương pháp Học Từ vựng hiệu quả. Tất nhiên là không có phương pháp nào tuyệt đối hiệu quả, có thể có hiệu quả với người này nhưng với người khác lại chưa hiệu quả, tuy vậy thông qua chia sẻ và thảo luận về các phương pháp học Từ vựng, chúng ta sẽ tìm được phương pháp học tập phù hợp với bản thân.

 

Hôm nay, mình xin giới thiệu Phương pháp Học Từ Vựng D.E.A.R là một phương pháp học Từ vựng TOEIC mà mình thấy là khá phù hợp với bản thân mình. Bản quyền Phương pháp Học từ vựng D.E.A.R thuộc về tác giả.

 

———- Post added at 12:31 ———- Previous post was at 12:30 ———-

 

Học Từ vựng bằng Phương Pháp D.E.A.R

 

1. Khó khăn khi học Từ vựng

 

+ Khó khăn 1: Học từ Không cần học

 

 

+ Khó khăn 2: Không biết cách học từ vựng

 

 

2. Phương pháp học từ vựng D.E.A.R

 

+ Đồ hình Phương pháp DEAR

 

 

+ Bước 1: Define/Draw

 

 

+ Bước 2: Example

 

 

+ Bước 3: Activate

 

 

+ Bước 4: Remember/Recall

 

 

3. Ví dụ Phương pháp Học Từ vựng D.E.A.R

 

+ Học từ Agreement

 

 

+ Học Word List với D.E.A.R

 

 

+ Tạo thẻ học từ vựng Flashcard với D.E.A.R

 

 

4. Hiệu quả của Phương Pháp học Từ vựng D.E.A.R

 

 

+ Kết hợp Chữ với Hình

+ Kết hợp Học Thụ động với Học Chủ động

+ Kết hợp Ghi nhớ và Hồi tưởng

+ Học theo Ngữ cảnh

Các bạn có gì thắc mắc về Phương pháp Học từ vựng D.E.A.R thì trao đổi thêm nhé. Mình trích một số hình ảnh trong Slide bài giảng của thầy Quý Tuấn TOEIC TUANTOLOGY – người sáng tạo ra phương pháp học từ vựng D.E.A.R. Các bạn cũng có thể chia sẻ thêm cách học Từ vựng của các bạn.

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Bạn đã biết cách “tự ôn luyện” để luyện thi TOEIC ?

TOEIC là một trong những chuẩn điểm thi của ETS rất phổ biến tại Việt Nam. Sau đây là một vài điểm bạn cần lưu ý để “chuẩn bị” và “ôn luyện thi TOEIC” thật hiệu quả cho kỳ thi .

 
 
 


Bài thi TOEIC mới gồm 7 phần:

1. Phần 1 – Picture Description (Miêu tả tranh)
Bạn hãy chuẩn bị cho phần thi đầu tiên với những gợi ý sau:

– Bạn hãy cố gắng tự học bằng cách thầm đặt ra trong đầu các câu bằng tiếng Anh miêu tả những gì bạn làm trong ngày, ví dụ: I am watching TV, I am washing my clothes, I am getting on the bus… Nếu có từ nào bạn chưa biết hay chưa chắc chắn về cách phát âm thì hãy dùng từ điển Việt – Anh để tra từ. Có một lời khuyên từ các giáo viên và những người có kinh nghiệm là sau khi bạn tra từ bằng từ điển Việt – Anh, bạn nên kiểm tra lại, nhất là phần phát âm bằng từ điển Anh-Anh chuẩn, ví dụ như “Oxford Advanced Learner Dictionary, Cambridge Advanced Learner”s Dictionary, Longman Advanced American Dictionary”.

– Cũng dùng cách đó, bạn có thể liệt kê ra tất cả mọi thứ bạn thấy lúc làm việc trên công ty hay trên tàu, xe, máy bay… khi đi du lịch. Để thực sự nhớ được vốn từ vựng, bạn có thể vẽ phác họa các địa điểm và ghi các từ mới lên đó. Một phương pháp khác là sắp xếp vốn từ vựng cho mỗi tình huống bằng một biểu đồ theo kiểu “mạng nhện”. Bạn còn có thể viết tên tiếng Anh của các đồ vật trong nhà lên tờ giấy nhỏ và dán lên các vật dụng đó để có thể học từ mới mọi lúc.

– Đọc các lời tựa hay đoạn miêu tả các bức tranh trên

báo chí, ở bảo tàng, trong sách tranh ảnh… cũng giúp bạn nâng cao kĩ năng cho phần thi này. Dùng tiếng Anh miêu tả các bức ảnh của chính bạn cho một ai đó nghe. Bạn cũng có thể đưa tranh ảnh riêng lên một số trang như Flick, photobucket… và viết lời miêu tả cho các bức ảnh đó.

– Bạn có thể tìm xem một số video dành cho người học tiếng Anh. Một số video có các nội dung như bắt người xem phải miêu tả những việc đang diễn ra trên màn hình hay nối các đoạn miêu tả với bức tranh phù hợp.

– Đôi lúc phần thi này bao gồm những câu hỏi mẹo dựa vào cách phát âm gần giống nhau hay giống nhau của các từ. Vì vậy bạn cần học cẩn thận cách phát âm nhất là các nguyên âm và chú ý các từ có cách đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau hay những từ đa nghĩa.

2. Phần 2 – Question – Response (Câu Hỏi – Trả Lời)
Như đã giới thiệu ở bài viết “Tips for Part 2 – Question – Response”- chuyên mục KNHT, các dạng câu hỏi thường ra trong phần thi question – response:

    *
      Type 1: Information questions–What: cái gì xảy ra, vật, điều gì
    *
      Type 2: Information questions–Who: ai đó, ai đang làm gì đó…

o Type 3: Information questions–When: thời gian của sự kiện nào đó
o Type 4: Information questions–Where: Nơi chốn
o Type 5: Information questions–Why: Lý do
o Type 6: Information questions–How: Cách thức, thực hiện một việc như thế nào…
o Type 7: Yes/No Questions: Đôi khi câu trả lời không trực tiếp là yes/no mà có thể kèm theo giải thích hay cách trả lời gián tiếp
o Type 8: Alternative Questions: Câu hỏi lựa chọn: cái này hay cái kia
o Type 9: Indirect Questions: Câu hỏi gián tiếp
o Type 10: Tag Questions: Câu hỏi đuôi
o Type 11: Negative Questions: Câu hỏi phủ định

Sau khi nghe câu hỏi, bạn cần nhanh chóng xác định được với dạng đó thì thường cần những câu trả lời thế nào. Ví dụ when: 1 câu trả lời về thời gian, where: địa điểm, why: yêu cầu 1 sự giải thích…

3. Phần 3 – Short conversation (Hội thoại ngắn)
Ở phần thi này, bạn cần luyện tập nghe ở nhà cho quen với dạng thi để lúc làm bài không bị lúng túng hay thiếu tập trung. Khi bạn luyện tập ở nhà bằng cách nghe các đoạn hội thoại, nếu nghe thấy một người đặt ra một câu hỏi gì đó hãy cố gắng nhẩm trả lời câu hỏi đó thật nhanh trước khi nghe câu trả lời của người kia, hay ít ra là đưa ra cấu trúc câu có thể dùng để trả lời câu hỏi đó. Như vậy bạn vừa có thể tập trung vào bài nghe, vừa nhớ nội dung, cấu trúc nói … và đồng thời luyện tập khả năng phản ứng nhanh khi thi.

4. Phần 4 – Short Talk (Bài nói ngắn)
Hãy cố gắng luyện tập nghe thật nhiều và luyện làm các dạng bài thi TOEIC. Phần này yêu cầu bạn phải có trí nhớ tốt và sự nhanh nhẹn nên ngoài việc luyện nghe cho tốt bạn còn cầu luyện khả năng nhớ. Hãy thử tự tóm tắt lại bằng tiếng Anh sau khi bạn nghe bản tin hay bài nói nào đó. Như vậy ít nhất bạn cũng không có thói quen nghe một cách thụ động vì để tóm tắt được bạn cần mức độ tập trung nhất định.

5. Phần 5 – Incomplete Sentences (Hoàn thành câu)
Các câu hỏi trong dạnh thi này có thể liên quan tới:

Từ vựng: danh từ, động từ, bổ ngữ, từ gốc và từ phái sinh, những từ nghĩa mơ hồ, không rõ ràng….

Ngữ pháp:giới từ, sự kết hợp của câu, từ, thì của động từ. cụm động từ, động từ giả định, câu hỏi đuôi, trạng từ…

Để làm tốt phần thi này không còn cách nào khác là bạn phải tự học tốt ngữ pháp và học từ vựng càng rộng càng tốt. Nên chăm chỉ đọc sách báo tạp chí… bằng tiếng Anh vì đó là cách rất tốt để bạn củng cố vốn từ vựng, ngữ pháp cũng như mở rộng kiến thức về các lĩnh vực khác nhau.

6. Phần 6 – Incomplete Texts (Hoàn thành đoạn văn)

Để chuẩn bị thật tốt cho phần thi này các bạn cần lưu ý những vấn đề tương tự như ở phần 5. Ngoài ra do phần thi này thường dùng các đoạn thư, thông báo… ngắn… nên các bạn có thể tìm đọc các dạng này để làm quen dần với kiểu bài và mẫu câu thường dùng. Như vậy khi làm bài sẽ không bị bỡ ngỡ trước dạng đề và có thể dễ dàng xác định được đáp án cần phải chọn.

7. Phần 7 – Reading Comprehension (Phần 7 – Đọc hiểu)
Đây là phần thi mà bạn có thể đạt được điểm tối đa. Để luyện tập cho phần thi này bạn nên đọc nhiều dạng báo chí bằng tiếng Anh với nội dung phong phú, vừa kết hợp tập thói quen đọc lướt, đọc nhanh để lấy thông tin. Như vậy sẽ giúp bạn phản ứng nhanh trong lúc làm bài.

 

 

Việc hiểu rõ cấu trúc của kì thi sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc học cũng như luyện thi toeic một cách khoa học nhất.

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Kinh nghiệm tự học và luyện thi toeic

Sau một thời gian đi dạy toeic mình rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc học và luyện thi toeic của những người mới bắt đầu .Bài viết này dành cho những người chưa biết gì hoặc những người chua có phương pháp học toeic .

 

1.Tài liệu -giáo trình học và luyện thi toeic

Vời những người hoc tiếng anh và luyện thi toeic thì việc lựa chọn một giáo trình phù hợp với mình là đều quan trọng .  Mình dùng từ phù hợp vì với mỗi cấp độ khác nhau thì giáo trình sẽ khác nhau , chúng ta không nên chọn giáo trình hay nhưng lại không cùng cấp độ của mình .

 

Step 1 : luyện ngữ âm và ngữ pháp cơ bản

Tại sao cần học ngữ âm khi đi luyện thi Toeic. Câu hỏi này mình cũng đã từng hỏi. Vì đa số trong những người học tiếng anh ở Việt Nam ban đầu đi học tiếng anh là học luôn cách nói “Hello” tức là cách học vẹt ấy. Cô giáo đọc thế nào thì mình đọc lại thế ấy. Cô giáo đọc đúng thì học sinh đọc đúng và ngược lại -> Chả hiểu bản chất là gì. Vì thế có những cái mà gọi là sai căn bản trong phát âm tiếng anh của đa số ng học tiếng anh. Ví dụ như từ “hot” phát âm đúng phải là “hat” nhưng đa số ng học mà mình biết đọc là “hót”. Đấy là 1 ví dụ điển hình. Vì thế khi audio đọc đúng thì mình là nghĩ là sai vì thế dẫn tới việc nghe sai và nghe nhầm. Vì thế việc học ngữ âm chuẩn sẽ giúp người học học nghe nhanh hơn và chuẩn hơn.

 

 

Step 2 : luyện nghe cơ bản và ngữ pháp nâng cao

Luyện từ vựng : Các từ có thể được lặp đi lặp lại trong các bài khác nhau vì thế sẽ làm cho người học dễ nhớ hơn. Tránh tình trạng học trước quên sau. Một cách học cổ điển mà mình khuyên các bạn là Viêt vào các tờ note và dán xung quanh tường ý. Thích chỗ nào dán cũng được đôi khi nó đập vào mắt lại là 1 lần nhớ. 

 

Luyện kĩ năng nghe : Kĩ năng nghe nói chung và kĩ năng nghe trong việc luyện thi Toeic nói riêng là kĩ năng mà nhiều người nói rằng khó tiến bộ nhất và mất nhiều thời gian để có được kết quả nhất. Sau khi luyện xong các giáo trình bên trên tiếp đến mình đề xuất các bạn luyện thêm 1 giáo trình nữa.

 

Step 3 : luyện thi toeic 

Sau khi đã nắm vững các kiến thức cơ bãn về các kỹ năng nghe nói đọc viết , bạn cần bắt đầu luyện thi toeic để hiểu rõ cấu trúc đặc điểm và cách thức thi như thế nào .

 

Khi đã nắm vững 4 kỹ năng trên thì việc thi toeic của bạn sẽ dễ dàng hơn .

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Bí quyết học tiếng anh giao tiếp hiệu quả

Bí quyết giao tiếp tiếng Anh hiệu quả

Để giao tiếp tiếng Anh hiệu quả, bạn cần đặt ra cho mình các nguyên tắc và tuân thủ đúng theo những nguyên tắc đó. Việc đầu tiên của bạn là phải vứt hết các quyển sách ngữ pháp đi, vì như thực tế đã chứng minh, trường học dạy bạn hàng trăm( thậm chí nhiều hơn thế) các quy tắc ngữ pháp, và bạn đã ko thể nói chuyện với người bản ngữ nhờ chúng.

Trên thực tế, chúng đã ngốn hết 1 lượng thời gian quý báu của bạn chẳng để làm gì cả( có chăng là để đạt điểm cao trong các kì thi vô nghĩa của trường học- cái điểm số đó sẽ ko giúp bạn thực hiện được ước mơ thực sự của mình).

Bí quyết học tiếng anh giao tiếp & thực hành hiệu quả

Bí quyết học tiếng anh giao tiếp & thực hành hiệu quả

Xác định cho mình mục tiêu cụ thể khi học tiếng anh

Xác định cho mình một mục đích cụ thể cho việc học tiếng Anh, nếu bạn ko có mục đích rõ ràng : hoặc mục đích của bạn ở dưới dạng: ” tôi muốn nói tốt tiếng Anh” thì sẽ ko có thông số nào đo đếm được thành công của bạn, cho bạn biết là mình đang ở đâu và đi như thế nào cho đến đích. Bạn phải lập ra 1 kế hoạch rõ ràng, xác định 1 mục đích rõ ràng và phải nhận thấy lợi ích thực tế của việc học tiếng Anh đưa lại .

Tăng cường học ngữ âm, vì nếu bạn nói không đúng âm, các bạn sẽ không thể tự tin nói ở khắp nơi, cũng ko thể nghe đươc. Hoặc, nếu bạn cố nghe và cố chỉnh sửa, lấy kinh nghiệm qua từng lần nghe nhỏ lẻ thì bạn sẽ mất cực kì nhiều thời gian cho việc này. Có rất nhiều người sau khi có khả năng nói lưu loát rồi, lại phải quay lại từ đầu đế học ngữ âm, và việc này làm mất nhiều thời gian và khó khăn hơn nhiều so với việc bạn học nó từ đầu. Việc này cũng giống như bạn học cộng trừ các số có 1 chữ số trước khi học làm toán vây.

 

Tiếng Anh giao tiếp thường dùng

Bạn phải tiếp xúc ngôn ngữ ở 1 thời gian đầu, để não bạn có thời gian làm quen với các âm của tiếng Anh đã, y như là đứa trẻ mới sinh ra cần được nghe nhiều từ những người xung quanh, để sau đó nó có thể học nói rất nhanh. Một thầy giáo người Mỹ đã nói rằng: “Các bạn luôn giỏi tiếng Việt hơn tôi, vì các bạn đã nghe tiếng Việt từ khi còn là đứa bé cho đến tận bây giờ. Bạn nghe rất nhiều lần, rồi bắt chước, rồi phản xạ, cuối cùng bạn nói tiếng Việt rất tốt.Với tiếng Anh cũng vậy, nếu mỗi tuần bạn dành ra 1 giờ đồng hồ để nghe tiếng Anh, thì bạn sẽ cần nhiều, nhiều, nhiều năm để có thể nói được tiếng Anh, thậm chí là ko nói đươc. Nhưng, nếu bạn nghe tiếng Anh 5 giờ mỗi ngày thì mọi chuyện lại hoàn toàn khác, bạn sẽ có thể nói được tiếng Anh rất tốt trong 1 khoảng thời gian tương đối. “Practice make perfect”.

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Cách học tiếng Anh giao tiếp không nhàm chán

Hướng dẫn các phương pháp học tiếng anh giao tiếp không gây cho bạn cảm giác nhàm chán

1. Học có chọn lọc

Bạn thường học ngữ pháp theo cách nào? Bạn sẽ ôm lấy một cuốn sách ngữ pháp và đọc từ đầu đến cuối sách với hy vọng sẽ cải thiện khả năng của mình ư? Đừng phí phạm thời gian nữa! Việc học hiệu quả phải được đặt lên hàng đầu.Điều đó có nghĩa là bạn chỉ nên tập trung vào những phần mình còn yếu.Bạn có thể làm các bài tập kiểm tra kiến thức tổng hợp trong một số cuốn sách và tự phát hiện ra lỗ hổng của mình.Một số trang web cũng cung cấp các dạng bài tập kiểm tra giúp bạn phát hiện ra điều này.

2. Học một cách chủ động

Một cuốn sách tự học ngữ pháp thường chia ra thành các đề mục khác nhau. Để tối ưu hoá việc học, bạn cần phải

(i) trả lời các câu hỏi trong mỗi đề mục

(ii) đối chiếu các câu trả lời

(iii) cố gắng tự mình rút ra các quy tắc ngữ pháp

(iv) đọc các phần hướng dẫn trong sách để kiểm tra khả năng hiểu biết của bạn. Học ngữ pháp nên là một nhiệm vụ mà bạn đặt ra để giải quyết vấn đề hơn là thứ mà bạn phải tìm thấy niềm yêu thích.

3. Học theo hoàn cảnh

Hãy học theo phương pháp lấy thực hành làm cơ sở! Nếu mỗi quy tắc có rất nhiều các trường hợp đặc biệt ư?Bạn đừng quá lo lắng vì có khi bạn chẳng bao giờ cần đến chúng.Cách tốt nhất là bất kỳ lúc nào bạn cũng để ý đến các dấu hiệu ngữ pháp.Ví dụ, khi bạn đọc một bài nào đó, bạn hãy xem là người ta đã sử dụng giới từ/ tính từ/ trạng từ như thế nào?Hãy ghi chú lại nếu cần thiết.Chỉ khi bạn thực sự muốn tìm hiểu một vấn đề gì thì bạn mới có động lực để học tập nó.

4. Tự khuyến khích mình

Hãy đối diện với vấn đề của bạn! Đối với hầu hết mọi người, việc học ngữ pháp rất nhàm chán và buồn tẻ.Chính vì thế có rất nhiều cách để khuyến khích mình. Chẳng hạn, bạn có thể đặt mục tiêu lấy một chứng chỉ, như IELTS và , tham gia vào cộng đồng trên mạng, lập kế hoạch cho một chuyến xuất ngoại hoặc cố gắng để kiếm được một người bạn chat hợp gu qua mạng.

5. Chọn một cuốn sách tiếng Anh giao tiếp tự học phù hợp

Sách luôn là người bạn tốt.Bạn có thể mua một cuốn sách ngữ pháp trong đó có nhiều dạng bài tập, nhưng nhớ là phải có phần lời giải ở mặt sau của cuốn sách để dễ dàng đối chiếu. Đồng thời một cuốn sách phù hợp với trình độ hiện tại của bạn thì sẽ hữu ích hơn nhiều vì các cuốn thường được phân theo các trình độ khác nhau. Đầu tiên bạn nên trả lời một số câu hỏi và cân nhắc liệu cuốn sách có khó hay là dễ quá so với khả năng tiếp thu của bạn không? Một cuốn sách giáo khoa nào mà chia các đề mục ngữ pháp theo các mức trình độ tăng dần cũng là một sự lựa chọn thông minh.

6. Chậm mà chắc

Lời khuyên cuối cùng mà tôi dành cho các bạn là hãy học ngữ pháp một cách từ từ nhưng chắc chắn.Mỗi tuần bạn chỉ cần dành 2, 3 lần để học trong 10, 15 phút còn hơn là dành hàng giờ để cố nhồi nhét mọi vấn đề bạn muốn nhớ.Điều quan trọng nhất bạn sẽ lưu giữ được điều gì trong đầu.

Trí óc chúng ta cần có thời gian để xử lý thông tin và liên hệ với những gì chúng ta đã biết. Những bài học nhỏ nhưng đều đặn sẽ thúc đẩy quá trình này. Bởi vậy hãy thư giãn và luôn hâm nóng sự hào hứng học tập ngữ pháp bạn nhé!

Vậy bạn đã biết cách để học tiếng Anh giao tiếp chưa?

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Kinh nghiệm học tiếng anh giao tiếp với mục tiêu rõ ràng

Tiếng Anh là một công cụ không thể thiếu trên con đường hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn đang xảy ra ở nước ta đó là, nhiều người đã bỏ ra khá nhiều thời gian học tiếng Anh mà vẫn không thể giao tiếp, trao đổi bằng tiếng Anh được. 

Chúng ta có thể nêu lên vô vàn nguyên nhân nhưng ít ai để ý đến một điểm rất quan trọng, gần như là then chốt của vấn đề: Quan điểm dạy và học tiếng Anh đúng đắn, phù hợp. Mời bạn tìm hiểu các quan điểm sau đây:

 1. Xác định mục đích

 Trước tiên chúng ta hãy xác định mục đích của việc học tiếng Anh. Dù với bất kỳ mục đích trước mắt nào đi nữa chúng ta cũng nên nhớ đến mục đích dài lâu, đó chính là yêu cầu thực tế trong đời sống, việc làm. Trong việc học tiếng Anh, cũng như trong bất cứ việc gì, việc xác định mục đích rất quan trọng và phải được thực hiện trước tiên.

 2. Giao tiếp và văn phạm

 Trong giao tiếp chúng ta có thể xem khả năng truyền thông là mục đích chính và văn phạm chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho mục đích này. Quá chú ý đến văn phạm sẽ cản trở phản xạ ngôn ngữ, khiến chúng ta ngại nói tiếng Anh, sợ sai khi nói. 

Chúng ta hãy chú tâm vào việc giao tiếp; các cấu trúc văn phạm sẽ được dễ dàng ghi nhớ khi học qua một loạt các ngữ cảnh, hơn là chỉ chú tâm học theo các quy tắc. Dần dần, chúng ta sẽ thấy các lỗi văn phạm càng lúc càng ít đi.

 3. Sự lưu loát và độ chính xác

Khi thực tập nói tiếng Anh, chúng ta cần phải kết hợp và ý thức được hai loại bài tập: các bài tập rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát (phân vai, đối thoại, trao đổi nhóm…) và các bài tập rèn luyện sự chính xác. 

Các bài tập rèn luyện sự lưu loát khuyến khích học viên diễn đạt tự nhiên và không phải để ý đến những tiểu tiết không cần thiết. Các bài tập rèn luyện sự chính xác sẽ đồng thời làm cho học viên quan sát được cách diễn đạt và văn phong của tiếng Anh.

 4. Suy nghĩ bằng tiếng Anh

Một trong những sai lầm nghiêm trọng thường gặp là chúng ta có khuynh hướng “dịch” (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói. Việc này ngay lập tức tạo ra một rào cản ngôn ngữ. 

Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong đầu câu: ”Tôi muốn hủy cuộc hẹn đó”. Sau đó chúng ta dịch câu đó sang tiếng Anh. Chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta có thể không nhớ, hoặc không biết các từ “cancel” và “appointment” để hình thành câu ”I would like to cancel the appointment”. 

Nếu chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chứ không phải là dịch trước khi nói, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề này, vì có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: “I’m sorry. I’m not free tomorrow” hay “I’m afraid I can’t come tomorrow”, v.v…

 5. Nghe và hiểu

 Chúng ta cần phải nghe một khoảng thời gian (nhanh hay chậm tùy theo mỗi người). Và vì thế, việc luyện nghe rất quan trọng: Hãy nghe bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu. Chúng ta có thể nhớ hàng trăm câu trong đầu, nhưng nếu chúng ta không nghe được thì tất cả đều vô nghĩa, giống như một khách du lịch cầm quyển sách học tiếng, hỏi đường và không thể đến nơi được vì không thể hiểu người chỉ đường nói gì. 

Khi khả năng hiểu tiếng Anh của chúng ta tiến bộ thì cách tự nhiên, chúng ta cũng sẽ thấy tự tin và tiến bộ trong khả năng nói.

 6. Chủ động: Trách nhiệm thuộc về chính chúng ta

Học tiếng Anh giao tiếp không phải là việc tiếp thu một kiến thức, mà là việc thực hành và thể hiện (performance). Chúng ta phải thực sự nhận lấy “trách nhiệm học” này, không thể ngả lưng ra ghế, nghe giảng viên nói và hy vọng sẽ giao tiếp tốt được. Chúng ta phải chủ động, thành quả của chúng ta sẽ là những gì chúng ta đã bỏ ra. Kỹ năng tốt là sản phẩm của thực hành và sự nỗ lực. 

 7. Giảng viên

Để giao tiếp tốt, chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm cho các kiến thức sơ đẳng. Giảng viên, vì vậy, không phải mất thời giờ cho các công việc nhàm chán như viết lên bảng các từ vựng hay dạng chia của một động từ bất quy tắc, mà thay vào đó là tập trung sáng tạo làm cho lớp học sinh động, tạo điều kiện và cơ hội cho chúng ta thực hành giao tiếp nhiều nhất

Đăng tải tại Uncategorized | Bình luận về bài viết này